Mainboard là một trong những linh kiện rất quan trọng và không thể thiếu trong bộ case máy tính hoàn chỉnh. Đây chính là bộ phận giúp liên kết toàn bộ các bộ phận linh kiện với nhau. Ngoài ra, main cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng  và nâng cấp hệ thống sau này.

Đứng giữa hàng ngàn loại main đa dạng từ thương hiệu, kiểu dáng, khả năng nâng cấp, giá thành... Làm sao chọn được một thiết bị phù hợp với nhu cầu và túi tiền thì không phải chuyện dễ dàng. Vậy hãy ghi nhớ ngay những vấn đề quan trọng khi chọn Mainborad máy tính không nên bỏ qua nhé.
 

Một số vấn đề khi chọn Mainborad máy tính không nên bỏ qua?


Nhằm giúp người chơi dễ dàng chọn được mainboard máy tính phù hợp nhất với như cầu. Hãy lưu ý một số lưu ý quan trọng dưới đây.
 

Socket mainboard máy tính


Socket là vị trí ổ cắm tiếp xúc giữa bo mạch chủ và bộ xử lý, giúp cố định CPU không bị sai lệch ra khỏi vị trí. Trước hết, trước khi mua mani bạn cần xác định sẽ sử dụng loại chip nào, của “đội xanh hay đội đỏ” Intel hay ADM. Để chọn Socket phù hợp với chip đó. Hiện nay, với CPU của Intel sử dụng 2 loại Socket phổ biến LGA 1151-v2 và LGA 2066. Còn với CPU của ADM sử dụng 2 loại Socket phổ biến PGA AM4 và LGA TR4.
 

Do đó, việc chọn Socket để hỗ trợ cho CPU là công việc rất quan trọng, bởi nếu chọn sai Socket sẽ gây mainboard không nhận được chip và dẫn đến những hư hỏng không mong muốn về phần cứng. Để xác định Socket có tương thích với chip hay không, bạn phải tìm hiểu từ nhà sản xuất CPU, mainboard hoặc nhờ sự tư vấn của các kỹ thuật viên lắp máy cho bạn.
 

Chi phí đầu tư mua mainboard


Tiếp đến bạn cần xác định rằng ngân sách của mình cần bỏ ra để mua mainboard là bao nhiêu? Bởi trong thành phần case máy tính không chỉ có mỗi main mà còn các linh kiện khác nữa, nên cần cân đối chi phí giữa các linh kiện máy tính nhé.
 

Ví dụ: Nhu cầu của bạn là chơi game nặng, edit video, làm đồ họa hay những công việc có tác vụ nặng. Cần sử dụng những loại mainboard sử dụng chipset mạnh mẽ => Giá cao. Còn nhu cầu của bạn chỉ làm những công việc văn phòng, xem phim, lướt wed, giải trí nhẹ nhàng... Thì chỉ cần sử dụng những loại mainboard sử dụng chipset không cần quá mạnh mẽ => Giá rẻ hơn.
 

Khả năng hỗ trợ của mainboard


Vấn đề về khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ cùng là một phần rất quan trọng, nhưng chớ vội vàng mà chọn ngay 1 chiếc mainboard cao cấp và có nhiều ổ cổng cắm (SATA, PCI), nếu nhu cầu của bạn chỉ sử dụng để chơi game. Hay vì quá tiết kiệm chi phí mà lại chọn 1 chiếc mani có khả năng năng cấp quá ít ỏi. Sự lựa chọn đó chỉ phù hợp ở thời điểm đó, nhưng về sau này khi cần nâng cấp thêm bạn mới “ngã ngửa” ra rằng không thể gắn thêm M.2 SSD hay card mở rộng nữa.
 

Chính bởi lẽ đó, cần xác định rõ rằng nhu cầu hiện tại và tương lai để lựa chọn main phù hợp nhất.
 

Khả năng ép sung của mainboard


Chọn một bo mạch chủ có thể ép xung là một quá trình nghiên cứu và học hỏi tốn nhiều thời gian, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ ép xung của bo mạch chủ.

Bạn phải quan tâm đến những thứ như bộ nguồn, bộ làm mát, BIOS,… đòi hỏi hiểu biết về công nghệ và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn để gây chú ý.
 

Kích thước của mainboard máy tính


Hiện nay, có 4 loại kích thước main phổ biến nhất là mini-ITX, micro-ATX, ATX và E-ATX.
 

+ Về kích thước micro-ATX và ATX: Có khả năng hỗ trợ gắn thêm linh kiện tốt, mà vẫn đề cao yếu tố kích thước phù hợp và tương thích với các case máy tính hiện tại.

+ Về kích thước mini-ITX và E-ATX: Thường chỉ phù hợp với những đối tượng nhất định. Mini-ITX thường sẽ phù hợp với bộ case nhỏ gọn nhưng khả năng mở rộng hạn chế, còn với E-ATX sẽ hướng tới người sử dụng cao cấp.
Nên để chọn kích thước mainboard phù hợp sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng hỗ trợ của case máy tính và số lượng thiết bị bạn cần sử dụng.
 

Khả năng kết nối với những thiết bị ngoại vi khác


Hầu hết các bo mạch chủ đều được trang bị cổng USB tốc độ cao. Nhưng nếu bạn là người muốn sử dụng nhiều thiết bị ngoại vi cùng lúc, đặc biệt là công việc của bạn yêu cầu tốc độ cao hoặc xuất hình ảnh chất lượng cao thì nên chọn bo mạch chủ có tích hợp USB Type C, Thunderbolt 3 là lựa chọn hàng đầu.

Trên đây, là toàn bộ chia sẻ về “Những vấn đề quan trọng khi chọn Mainborad máy tính không nên bỏ qua”. Từ đó, mong rằng đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích khi lựa chọn mainboard phù hợp nhất với mình.